Những Điều Kiêng Kỵ Khi Bốc Bát Hương Cần Tránh

Những Điều Kiêng Kỵ Khi Bốc Bát Hương Cần Tránh

Trong thờ cúng, bốc bát hương là tập tục quan trọng và cần tuân thủ đúng những quy tắc nhất định. Trong đó có những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà gia chủ cần tránh. Cũng như thực hiện việc bốc bát hương cần phải đúng lễ nghi tránh mạo phạm gia tiên và thần linh. Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Ý Nghĩa Phong Thủy để hiểu rõ hơn phong tục này nhé!

Hướng Dẫn Thủ Tục Và Cách Bốc Bát Hương Đúng Cách

Từ xa xưa, bốc bát hương là một phong tục tâm linh quan trọng không thể thiếu đối với người dân Việt Nam. Điều này không chỉ giúp việc thờ cúng linh thiêng hơn mà còn thể hiện lòng thành kính của bậc con cháu đối với các vị thần linh và gia tiên dòng họ đã khuất. Được thể hiện thông qua việc dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ hoặc thay bát hương mới.

Bằng việc tuân thủ đầy đủ các bước dưới đây, gia chủ có thể tránh những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương và thực hiện việc thờ cúng một cách tôn trọng theo truyền thống tâm linh.

Bước 1: Chuẩn bị và vệ sinh bát hương mới

  • Khi mua bát hương mới, bạn có thể chọn vật liệu làm từ gốm sứ có độ bền cao.
  • Rửa sạch bát hương bằng rượu trắng pha gừng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó lau khô thật sạch.

Bước 2: Chuẩn bị cốt bát hương:

Chuẩn bị tờ dị hiệu, tro trấu, nếp hoặc cát trắng tinh khiết, bột ngũ vị (nếu có) và túi cốt thất bảo để làm cốt bát hương.

Xem Ngay »  Ý Nghĩa Của 8 Vị Phật Bản Mệnh 12 Con Giáp

Bước 3: Xem ngày tháng và thời điểm tốt

  • Thông thường, gia đình cần chọn ngày theo tháng chạp Âm lịch và ngày có sao cát tinh soi chiếu như ngày Đại An, Tiểu Cát và Tốc Hỷ để bốc bát hương.
  • Thời điểm tốt nhất để bốc bát hương là vào cuối năm. Lúc này thích hợp xin phép thần linh để dọn dẹp bàn thờ, bỏ đi cái xui rủi, điềm xấu để nhận điều may mắn cho năm mới. Tuy nhiên, thủ tục bốc bát hương dựa theo “Phật tại tâm” nên gia đình chỉ cần chọn ngày tháng tốt, hợp tuổi gia chủ và tránh những ngày đại kỵ là được.

Bước 4: Chọn người bốc bát hương

Trong gia đình, gia chủ với những người vai vế cao có thể tự bốc tại nhà. Nếu bạn không am hiểu về nghi thức việc nhờ thầy cúng có tâm thiện, mát tay là điều cần thiết. Hoặc bạn cũng có thể lên chùa nhờ các sư thầy để bốc bát hương chuẩn hơn.

Bước 5: Hướng dẫn bốc bát hương

  • Tiến hành tắm gội sạch sẽ, đặc biệt nên rửa tay bằng rượu gừng trắng và ăn mặc chỉnh tề.
  • Đặt một lớp thạch anh ngũ sắc và bộ dị hiệu phù hợp xuống đáy bát hương.
  • Bốc cát trắng hoặc tro trấu cho vào bát hương, đồng thời đếm theo vòng Sinh – Lão – Bệnh – Tử và dừng lại ở chữ Sinh. Kết hợp với việc đọc văn khấn và đưa ra những tâm nguyện của bạn và gia đình.
  • Đọc câu chú Ngũ Bộ Thần trong quá trình bốc bát hương để tạo sự linh thiêng.
  • Sau khi bốc tro bạn cần lau sạch bát hương và thắp hương trầm để tẩy uế và lan tỏa hương thơm.

Bước 6: Cách đặt bát hương lên bàn thờ

  • Đặt bát hương thần linh ở giữa, bát hương gia tiên ở bên phải, bát hương Bà cô Ông mãnh ở bên trái (nhìn từ trong ra).
  • Chuẩn bị và đốt 5 chân nhang lên bát hương và đốt hết những chân nhang còn lại.
  • Thắp nén hương đầu tiên với tấm lòng thành kính và cầu nguyện cho gia đình và tổ tiên. Khi thắp hương, phải để hương cháy từ từ tuyệt đối không được thổi. Cần tránh những điều kiêng kỵ khi thắp hương để nghi lễ được thực hiện trọn vẹn, ý nghĩa.
Xem Ngay »  Những Điều Kiêng Kỵ Khi Đeo Hồ Ly

Ngoài ra, gia chủ muốn bốc bát hương gia tiên mới thì cần chuẩn bị một mâm cúng chay. Gia chủ sẽ là người sẽ thắp nhang cầu khấn gia tiên và các vị thần linh để được bốc bát hương mới. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ rút chân hương ra khỏi bát hương cũ, bát hương cũ nên mang lên chùa rồi thay bát hương mới vào, còn cốt bát hương sẽ được để riêng để mang đi vứt sau.

Những Điều Kiêng Kỵ Khi Bốc Bát Hương Cần Tránh

Những Điều Kiêng Kỵ Khi Bốc Bát Hương Cần Tránh
Những Điều Kiêng Kỵ Khi Bốc Bát Hương Cần Tránh

Để việc bốc bát hương như trên đảm bảo tính linh thiêng thì gia chủ cần nên tránh những điều kiêng kỵ dưới đây. Những điều lưu ý này giúp bảo đảm nghi lễ được thực hiện đúng cách và tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết nối tâm linh.

Quá trình chuẩn bị bát hương

  • Không dùng bát hương đã cũ, hỏng: Điều này sẽ mang đến điềm xui rủi cho gia đình.
  • Không sử dụng bát hương bốc mùi: Gây khó chịu, ảnh hưởng không tốt đến phong thủy và sức khỏe.
  • Không bật quạt hoặc điều hòa trong quá trình thờ cúng: Khi sử dụng điều hòa hoặc quạt có thể làm tắt lửa, ảnh hưởng tới buổi lễ cúng.
  • Không nên dùng nhiều bát hương cùng lúc: Tạo quá nhiều khói đen, không tốt cho sức khỏe gia đình và tốt nhất chỉ nên dùng một bát hương.
  • Không để bát hương quá gần các vật thờ cúng khác: Dễ gây hư hỏng vật dụng.
  • Tắt hết các vật dụng có lửa sau khi cúng xong, tránh gây cháy và tỏa mùi khói.
  • Tránh xê dịch bát hương: Bát hương cần được đặt chính giữa trên bàn thờ và việc xê dịch bát hương khi không cần thiết có thể gây kinh động lư hương, mất tập trung trong việc thờ cúng.
Xem Ngay »  6 Lưu Ý Khi Mua Bát Hương Hợp Phong Thủy

Quá trình bốc bát hương

  • Tránh những ngày tam nương, sát chủ, mùng 1, 2 và mùng 5 Âm lịch: Vì những ngày này theo quan niệm Phật giáo là lúc tà ma hoạt động mạnh.
  • Tôn trọng thần linh, tâm trí trong sáng: Trong khi bốc hương tuyệt đối không được nói chuyện ồn ào hay cãi vã.
  • Tránh đổ hương lên bàn thờ hay mặt đất: Điều này dễ ảnh hưởng xấu đến tài lộc và vận khí của gia đình.
  • Trong một lần bốc không nên dùng nhiều hương liệu: Chỉ nên dùng một ít để tránh mùi nồng gây khó chịu xung quanh.
  • Tránh bốc bát hương vào buổi trưa hoặc đêm khuya: Vì thời điểm này là lúc âm khí nặng, ảnh hưởng không tốt đến phong thủy. Tốt nhất là nên bốc hương vào buổi sáng.

Kết Luận

Trên đây là những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà gia đình cần lưu ý để tránh gặp phải. Hy vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp gia chủ bốc bát hương đúng cách, không mạo phạm thần linh, ông bà tổ tiên để giúp việc thờ cúng diễn ra thành kính và trang trọng hơn.